Phân tích lựa chọn chiều dày tường vây bê tông cốt thép cho hố đào sâu nhà cao tầng bằng phương pháp phần tử hữu hạn

  • TS NGUYỄN NGỌC THẮNG

Tóm tắt

Trong không gian đô thị chật hẹp việc thi công tầng hầm nhà cao tầng có chiều sâu hố đào lớn, từ hai tầng hầm trở lên, rất phức tạp có thể gây ảnh hưởng xấu như lún, nứt hay hư hỏng kết cấu hoặc có thể gây mất an toàn trong thi công, làm ảnh hưởng tới công trình lân cận. Tường vây bê tông cốt thép, tên tiếng anh Diaphragm Wall hay tường Barrette được thiết kế là một bộ phận kết cấu công trình, là tường của tầng hầm khi thi công xong, được xem như một trong những giải pháp phù hợp nhất giữ ổn định cho hố móng trong giai đoạn thi công đào đất. Hiện nay phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng rộng rãi trong mô phỏng tính toán kết cấu tường vây vì cho kết quả ít biến động và phù hợp với quan trắc thực tế. Trong bài báo này, tác giả sử dụng mô hình toán Hardening Soil trong Plaxis 3D để khảo sát bài toán ảnh hưởng chiều dày tường vây tới chuyển vị và phân bố nội lực trong tường. Kết quả phân tích được
áp dụng tính toán cho công trình hai tầng hầm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đống Đa, Hà Nội.

Từ khóa: Tường vây; hố đào sâu; phương pháp phần tử hữu hạn; chiều dày tường

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC