Bảo tồn phố nghề khu phố cổ Hà Nội - Kết nối giữa tính nơi chốn và nguồn vốn xã hội

  • TS LÊ QUỲNH CHI
  • THS NGUYỄN THANH TÚ

Tóm tắt

Nằm tại khu vực phía Đông của Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội bản chất là một tập hợp các làng nghề truyền thống, là nơi sản xuất, buôn bán và sinh sống của những người thợ thủ công phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Cho đến những năm 1990, khu phố cổ Hà Nội vẫn được xếp hạng là một trong những khu vực được bảo tồn tốt nhất tại Đông Nam Á trên phương diện bảo tồn vật thể. Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị trường bắt đầu từ năm 1986, đặc biệt với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động kinh doanh buôn bán tại khu phố cổ sau năm 1995 khi Hoa Kỳ xoá bỏ cấm vận, và sự bùng nổ kinh tế sau năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, sự quản lý đô thị yếu kém - tất cả đã dẫn đến biến đổi mạnh mẽ tại khu phố cổ Hà Nội trên các khía cạnh không gian kiến trúc, cảnh quan và chức năng. Tuy vậy, cảnh quan khu vực đô thị lịch sử vẫn hiện hữu bởi nơi đây vẫn duy trì cảm nhận nơi chốn, vốn đến từ sự đa chức năng, sự đa dạng các hoạt động trong không gian nén. Thông qua việc phân tích một phố nghề - phố Lãn Ông với nghề buôn bán thuốc Bắc truyền thống, bài báo chỉ ra sự kết nối giữa nguồn vốn xã hội (social capitals) và cảm nhận nơi chốn (sense of place) và biểu hiện của sự kết nối thông qua cấu trúc không gian hiện hữu (space). Những không gian linh hoạt, thích ứng và nhỏ gọn - bắt nguồn từ nguồn vốn xã hội riêng có, đã đóng góp vào sự độc đáo của cảnh quan đô thị lịch sử châu Á.

Từ khoá: Tính nơi chốn; nguồn vốn xã hội; bảo tồn; phố nghề; khu phố cổ Hà Nội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC