Quản lý và phát triển bất động sản du lịch tại Phú Quốc

  • SỬ NGỌC KHƯƠNG
  • PGS.TS LÊ ANH ĐỨC

Tóm tắt

Tính từ 2004 đến nay, Phú Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao (19,59%/năm), mang tính ổn định và bền vững, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều tăng, nâng tỷ lệ đóng góp GRDP của Phú Quốc vào GRDP của tỉnh Kiên Giang năm 2021 lên 69,1%.

Lợi thế về địa lý, kết nối giao thông, không gian du lịch phong phú, yếu tố văn hóa dân gian, phong tục tập quán đa dạng đã mang lại nét đặc trưng độc đáo cho các điểm du lịch. Bên cạnh đó, lợi thế sở hữu tài sản thiên nhiên phong phú và đa dạng bao gồm bãi biển, rừng, núi và hệ thống sinh vật biển, Phú Quốc được định hướng trở thành một trong các đặc khu kinh tế quan trọng của cả nước; Trong bối cảnh đó, trong 5 năm trở lại đây, bất động sản du lịch (BĐSDL) đã và đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển bất BĐSDL cũng có nhiều bất cập liên quan đến khi chưa tương thích với hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đáp ứng kịp nhu cầu đầu tư xây dựng; phát triển BĐSDL chưa gắn liền với khai thác hiệu quả đất đai và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhiều dự án chậm triển khai, công tác xây dựng, khai thác và quản lý vận hành còn khá nhiều bất cập.

Bài báo trình bày các nội dung chính: (1) Tổng quan chung về tình hình phát triển BĐSDL tại Phú Quốc; (2) Phân tích các vấn đề tồn tại trong quy hoạch và quản lý phát triển BĐSDL; (3) Đề xuất một số định hướng quản lý phát triển BĐSDL tại Phú Quốc.

Từ khóa: Bất động sản du lịch; quy hoạch; quản lý quy hoạch. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC