Phân loại kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc, nhằm quản lý bảo tồn và phát huy giá trị

  • TS TRẦN QUỐC BẢO

Tóm tắt

Vùng miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của 29 dân tộc thiểu số với tổng dân số hơn 7 triệu người, với các đặc điểm văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán phong phú, các hình thức kiến trúc nhà ở truyền thống rất đa dạng, mang tính đặc trưng của từng dân tộc. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, do chưa có đầy đủ các cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị được nghiên cứu một cách có hệ thống, nhà ở truyền thống các dân tộc nơi đây ngày càng giảm sút về số lượng, xuống cấp về chất lượng và bị thay thế bằng các ngôi nhà kiểu người Kinh.


Bài báo tập trung nghiên cứu phương pháp phân loại và các định hướng quản lý bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc. Phương pháp được đề xuất trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm mục đích tạo tiền đề cho các nghiên cứu về chính sách, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong giai đoạn tiếp theo, góp phần bảo vệ di sản kiến trúc nói riêng và di sản văn hóa nói chung của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc. Kết quả nghiên cứu có thể mở rộng áp dụng cho công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc khác ở Việt Nam có tính tương đồng.

Từ khóa: Dân tộc thiểu số; phân loại nhà ở truyền thống; quản lý bảo tồn thích ứng; phát huy giá trị.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC