Kinh nghiệm thế giới trong xây dựng, chuyển giao công nghệ và vận hành hệ thống đường sắt tốc độ cao, bài học cho Việt Nam

  • DR NGUYỄN THỊ TUYẾT DUNG

Tóm tắt

Đường sắt là lĩnh vực nhiều ưu thế, có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay là điểm nghẽn của ngành Giao thông vận tải Việt Nam, thị phần chỉ còn trên dưới 1%. Trong quy hoạch mạng lưới đường sắt 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư, trước 2030 khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (HSR). Việc xây dựng chiến lược phát triển hệ thống HSR một cách bài bản, nhất quán rất quan trọng, với những chỉ tiêu và biện pháp cụ thể để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trên thể giới, đường sắt tốc độ cao đã phát triển gần 6 thập kỷ. Việc xây dựng, vận hành đòi hỏi kinh phí khổng lồ, có nguy cơ tác động tiêu cực tới chính sách vận tải của một nước lẫn sự phát triển của ngành trong dài hạn. Vì vậy, cần có những đánh giá thấu đáo cho đầu tư xây dựng lĩnh vực này tại Việt Nam. Nội dung bài báo nhằm giới thiệu quá trình phát triển đường sắt tốc độ cao của một số nước tiêu biểu cho các nhà hoạch định chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch và những nhà quản lý, từ đó rút ra bài học trong xây dựng, chuyển giao công nghệ và vận hành.

Từ khóa: Quản lí xây dựng; đường sắt tốc độ cao; hoạch định chính sách; công nghệ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC