NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHIẾT GỐC CÀNH LOÀI TRE NGỌT (Dedrocalamus brandisii (Munro) Kurz)

  • Ma Thanh Thuyết, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Viễn, Trần Thị Thu Hà
Từ khóa: Tre ngọt; nhân giống vô tính; chiết cành; thời vụ; chất kích thích sinh trưởng.

Tóm tắt

Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) là một loài thuộc họ tre trúc có giá trị kinh tế lớn. Loài này có thể nhân giống vô tính hiệu quả bằng phương pháp chiết gốc cành. Nghiên cứu thử nghiệm các loại kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA ở các nồng độ 500 ppm, 1500 ppm và 2000 ppm ở vụ Xuân, lựa chọn được chất kích thích sinh trưởng IBA 1500 ppm là tốt nhất; đồng thời tiến hành so sánh với chiết gốc cành vào các thời vụ khác nhau. Kết quả cho thấy, sử dụng chất kích thích sinh trưởng IBA vào vụ Xuân tốt hơn so với vụ Thu. Sử dụng IBA (1500 ppm) vào vụ Xuân cho kết quả cao nhất, gồm: tỷ lệ sống sau 28 ngày đạt 97,8%, số lượng chồi/gốc cành chiết là 3,61 chồi, số rễ/gốc cành chiết là 20 rễ, chiều dài rễ đạt 6,9 cm và tỷ lệ sống sau giâm hom tại vườn ươm đạt 92% là tốt nhất. Nghiên cứu còn chỉ ra sử dụng hỗn hợp ruột bầu có thành phần: 68% đất tầng mặt + 2% NPK + 30% rơm rạ băm nhỏ cho kết quả số rễ trung bình/gốc cành chiết là 6,4 rễ và chiều dài rễ là 4,5cm là cao nhất. Kết quả này góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống vô tính cho loài Tre ngọt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển loài này ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)