HÁT SẤNG CỌ CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN VỚI VẤN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6

  • Nguyễn Thị Minh Thu
  • Dương Tuệ Đan
  • Đàm Quỳnh Trang
  • Lục Thị Diệp Anh
Từ khóa: Hát Sấng cọ; Dân tộc Sán Chay; Giảng dạy; Chương trình giáo dục địa phương; Tỉnh Thái Nguyên

Tóm tắt

Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia hát Sấng cọ đã được đưa vào Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên lớp 6, tuy vậy định hướng giảng dạy còn khái quát vì thế các nhà trường và giáo viên giảng dạy cần có sự chuẩn bị về kiến thức, ý tưởng thiết kế hình thức và hoạt động dạy học. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp và điều tra bằng phiếu hỏi nhằm chỉ ra giá trị đặc trưng của hát Sấng cọ, định hướng thực hiện nội dung giáo dục địa phương, nguyện vọng, nhu cầu và thực trạng hiểu biết về hát Sấng cọ của giáo viên tham gia giảng dạy và học sinh lớp 6 ở địa bàn Phú Lương và một số khu vực lân cận. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn giáo viên và học sinh đều “thiếu vốn” để dạy học. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất một số định hướng nhằm giúp cho việc triển khai giảng dạy hát Sấng cọ trong tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên lớp 6 được hiệu quả.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-30
Chuyên mục
Khoa học Giáo dục (KGD)