TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM: VAI TRÒ CỦA NƯỚC THỨ BA

  • Jan Aldrick Sales Sendaydiego
  • Hoàng Thị Lệ Giang
Từ khóa: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Xuất khẩu; Việt Nam; Quyền lực thị trường; Nước thứ ba

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích tác động của việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước nhập khẩu đối với xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này, trong bối cảnh có sự xuất hiện của “nước thứ ba”. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu hỗn hợp bao gồm Việt Nam xuất khẩu sang 79 nước đối tác trong giai đoạn 2006-2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi có sự xuất hiện của “nước thứ ba” thì việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước nhập khẩu kích thích Việt Nam tăng xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu (hiệu ứng mở rộng thị trường). Tuy nhiên, Việt Nam chưa tạo được “hiệu ứng quyền lực thị trường” do hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa có sự khác biệt vượt trội trên thị trường quốc tế. Vì vậy, Việt Nam nên nghiên cứu và phát triển hàng hóa mang bản sắc riêng của Việt Nam với sự khác biệt vượt trội. Đồng thời, để hạn chế hoạt động bắt chước của “nước thứ ba”, Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ đổi mới sản phẩm sao cho nhanh hơn tốc độ bắt chước của “nước thứ ba”.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-24
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)