CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NĂNG LỰC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Lê Thái Minh Long
  • Võ Nguyễn Tú Anh
Từ khóa: Các yếu tố; Năng lực; Dạy học thí nghiệm; Sinh viên sư phạm; Trường đại học sư phạm

Tóm tắt

Vai trò dạy học thí nghiệm rất quan trọng đối với sinh viên sư phạm các ngành như Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài viết thực hiện nghiên cứu với mục đích xác định các yếu tố cần thiết cho sinh viên sư phạm trong hình thành năng lực dạy học thí nghiệm. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 124 sinh viên tại khoa Vật lí, khoa Hóa học và khoa Sinh học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với 4 yếu tố và 23 biến quan sát. Kết quả cho thấy có 4 yếu tố hình thành năng lực dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư phạm là: năng lực chuyên môn, năng lực thực hiện thí nghiệm, năng lực tổ chức hoạt động và năng lực kiểm tra, đánh giá. Các nhân tố này mô tả được 78,3% sự biến thiên đến việc hình thành năng lực dạy học thí nghiệm của sinh viên sư phạm. Các yếu tố này là cơ sở quan trọng cho sinh viên sư phạm rèn luyện năng lực dạy học thí nghiệm cho bản thân. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là căn cứ để trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tham khảo xây dựng chương trình đào tạo và phân bố thời gian hợp lí.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-30
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)