ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA HÌNH ADN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA CÓ NGUỒN GỐC TỪ MÔ SẸO CHỊU MẶN

  • Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Mạnh Quỳnh
Từ khóa: Lúa; Chỉ thị RAPD; Dòng chọn lọc; Đa hình; NaCl

Tóm tắt

Qua theo dõi đặc điểm nông học, phân tích hóa sinh và đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn hạt nảy mầm, giai đoạn mạ 3 lá, chúng tôi đã chọn được 5 dòng lúa có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mặn NaCl 0,1M giống CR203. Đây là các dòng có đặc điểm nông học sai khác và vượt trội so với giống gốc; đặc biệt là các chỉ tiêu về năng suất như chiều dài bông, số hạt chắc/bông, kích thước hạt..., có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống gốc. Những dòng này được sử dụng để phân tích đặc điểm hệ gen bằng kỹ thuật RAPD. Kết quả phân tích đa dạng di truyền của 6 mẫu lúa bằng chỉ thị RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên cho thấy cả 10 mồi đều cho đa hình các phân đoạn ADN được nhân bản. Đã có sự sai khác di truyền giữa các dòng chọn lọc với giống gốc CR203. Tỷ lệ sai khác di truyền từ 0,2406 đến 0,4051. So sánh hệ số sai khác di truyền giữa các dòng cho thấy mức chênh lệch lớn nhất ở R3.CR3 với R3.CR14 là 0,4051. Khoảng cách di truyền giữa các dòng chọn lọc và giống gốc từ 0,2785 đến 0,3165.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-29
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)