Năng lượng sinh học từ chất thải: Các công nghệ chuyển đổi hiện nay

  • Nguyễn Thị Quỳnh Hương
  • Nguyễn Hải Yến

Abstract

Sau cuộc khủng hoảng năng lượng từ những năm 1970, nhiều quốc gia quan tâm tới việc phát triển sinh khối như một nguồn nhiên liệu thay thế. Tuy nhiên, những năm sau đó, sự quan tâm đến năng lượng sinh học đã giảm đi do sự đột phá công nghệ năng lượng hóa thạch tương đối rẻ. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sau đại dịch Covid-19 năm 2020 và chiến tranh giữa Nga và Ukraina năm 2022 một lần nữa khiến thế giới thực sự nhìn nhận tầm quan trọng của nguồn năng lượng sinh học. Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, gia tăng chất thải và sự nóng lên toàn cầu, năng lượng sinh khối từ chất thải nổi lên như một giải pháp tiềm năng để giải quyết đồng thời vấn đề năng lượng, môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Nguồn sinh khối sẵn có, dư thừa này được xem là nguồn nguyên liệu thay thế để cung cấp năng lượng bền vững trong tương lai. Bài báo giới thiệu bức tranh toàn cảnh về việc áp dụng các công nghệ chuyển đổi chất thải sinh khối thành nhiên liệu sinh học và điện sinh học bao gồm khí hóa, hóa lỏng, nhiệt phân, phân hủy kỵ khí, lên men rượu, sản xuất hydro quang sinh học, phản ứng transester hóa (transesterification), chiết suất chất lỏng siêu tới hạn, đốt cháy và pin nhiên liệu vi sinh vật (MFC).

điểm /   đánh giá
Published
2023-07-12