Thực trạng thoái hóa đất và cam kết quốc tế của Việt Nam

  • TS. Hán Thị Ngân
Từ khóa: Thoái hóa đất

Tóm tắt

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cung cấp nguồn vật chất năng lượng trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội loài người và thế giới sinh vật. Nhưng một trong những vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay là thoái hóa đất/suy thoái đất và hoang mạc  hóa ngày càng gia tăng. Những tác hại do suy thoái đất gây ra cho con người cả về kinh tế - xã hội (KT-XH) là vấn đề đáng báo động. Trong các hoạt động phát triển kinh tế, con người cần hướng tới các mục tiêu Phát triển bền vững. Giảm thiểu tác hại do suy thoái đất, sa mạc hóa là một trong những mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Mục tiêu số 15), với nội dung: “Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất”. Trong đó cụ thể chỉ tiêu 15.3, đến năm 2030, chống sa mạc hóa, phục hồi các vùng đất và đất bị thoái hóa, kể cả đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa, hạn hán và lũ lụt, và phấn đấu để đạt được một thế giới không thoái hóa đất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-14