Đánh giá tính đầy đủ, mức độ phù hợp của hệ thống quy phạm kỹ thuật hướng dẫn công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất và công viên địa chất ở Việt Nam

  • Đỗ Thị Yến Ngọc
  • Trần Tân Văn
  • Đoàn Thế Hùng
  • Đoàn Thị Ngọc Huyền
  • Phạm Thị Thúy
Từ khóa: DSĐC, CVĐC, quản lý, khai thác, sử dụng bền vững, Luật, Thông tư, Nghị định.

Tóm tắt

Khái niệm về công viên địa chất (CVĐC) lần đầu tiên được giới thiệu tại Hội nghị Digne (Cộng hòa Pháp) năm 1991 như một phương thức để bảo vệ, phát huy các giá trị di sản địa chất (DSĐC) và phát triển bền vững địa phương. Đặc biệt, ngày 17/11/2015, phiên họp toàn thể Đại hội đồng UNESCO tại Paris ( từ ngày 3 - 18/11/2015) đã thông qua Nghị quyết mới về Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế và CVĐC; Hợp pháp hóa vị thế của CVĐC trong hệ thống của UNESCO: “CVĐC Toàn cầu UNESCO” (UNESCO Global Geopark). Điều này đã nâng cao vị thế, vai trò, tầm quan trọng của CVĐC nói chung và các giá trị DSĐC nói riêng một cách tổng thể, toàn diện hơn. Ở Việt Nam, những bước đi đầu tiên hướng đến việc điều tra nghiên cứu DSĐC, hình thành CVĐC cũng được các nhà khoa học khởi động từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đến nay. Đánh dấu một bước phát triển mới, trong đó vấn đề khai thác nguồn tài nguyên địa chất theo hướng bảo tồn các DSĐC và BVMT được đặc biệt chú trọng. Để quản lý, khai thác sử dụng bền vững và đặc biệt là bảo vệ các DSĐC, cần luật hóa các quy định liên quan đến DSĐC. Bài viết này sẽ tổng hợp các văn bản pháp lý, đánh giá hiện trạng công tác điều tra, đánh giá, quản lý DSĐC và CVĐC ở Việt Nam, chủ yếu từ góc độ cơ sở pháp lý (luật và các văn bản dưới luật), từ đó đề xuất, nhận định các vấn đề cần lưu ý sửa đổi, bổ sung, hoặc xây dựng các quy định liên quan đến quản lý nhà nước đối với DSĐC, CVĐC.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-17