KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN VỀ THÓI QUEN PHÂN LOẠI RÁC VÀ SỬ DỤNG NHỰA MỘT LẦN

  • DƯƠNG PHẠM THỊ
  • HẰNG ĐỊNH THỊ THÚY
Từ khóa: Nhận thức, thói quen, nhựa một lần.

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, các mẫu khảo sát nhận thức, hành vi về thói quen phân loại rác và sử dụng nhựa một lần được tiến hành đối với sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Kết quả thu được 1.513 phiếu trên tổng số 14.455 sinh viên của Trường, đạt độ tin cậy về số liệu khá cao, sai số 2,4%. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng hầu hết các sinh viên đều có hiểu biết về tác hại của nhựa một lần, chiếm 95,85%, nhưng sự quan tâm và hiểu rõ ý nghĩa của mã/nhãn nhựa trong sinh viên còn hạn chế. Có tới 57% sinh viên hiểu chưa đúng và đủ các nhóm phân loại rác. Thói quen sử dụng nhựa một lần còn khá cao trong sinh viên, 55,2% sinh viên có thói quen sử dụng hộp xốp hàng ngày, 67,2% sinh viên sử dụng chai nước nhựa hàng ngày, 91,3% sinh viên sử dụng túi nylon hàng ngày. Tỷ lệ sinh viên tái sử dụng nhựa một lần chưa cao, chỉ đạt 51,6%. Tuy nhiên tỷ lệ khá cao sinh viên ủng hộ việc đánh thuế các quán ăn, nhà hàng, cơ sở buôn bán, chiếm 73,6%; mức độ sẵn sàng chi trả phí khi sử dụng nhựa một lần chiếm 63,7%; sẵn sàng sử dụng sản phẩm xanh thay thế nhựa một lần chiếm 79,2%. Kết quả này cho thấy khả năng áp dụng phí, thuế trong sự dụng nhựa một lần và thay thế bằng sản phẩm xanh thân thiện môi trường là xu hướng khả thi. Nghiên cứu đồng thời cũng đưa ra 04 đề xuất góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, thói quen sử dụng nhựa một lần trong sinh viên.

Tác giả

DƯƠNG PHẠM THỊ

Viện Môi trường, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

HẰNG ĐỊNH THỊ THÚY

Viện Môi trường, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-30
Chuyên mục
Kinh tế - xã hội