THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁ DỠ, TÁI CHẾ TÀU CŨ TRÊN TOÀN CẦU HIỆN NAY

  • TÙNG TRỊNH XUÂN
Từ khóa: Phá dỡ, tái chế tàu, chính sách phá dỡ, tái chế, Công ước Hồng Kông 2009 (HKC), Quy định phá dỡ, tái chế tàu của Liên minh Châu Âu (EU-SRR).

Tóm tắt

Những tàu cũ, tàu hết hạn có thể được phá dỡ, tái chế theo cách thân thiện với môi trường và an toàn trong các cơ sở đạt tiêu chuẩn. Điều tích cực là tàu được tái chế và hầu hết mọi bộ phận của tàu đều có thể được tái sử dụng. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, cách thức phá dỡ, tái chế tàu và những hậu quả đi kèm lại là một vấn đề không mong muốn. Điều này là do lo ngại về việc bảo vệ sự an toàn của người lao động và những tác động đến môi trường. Đây là lý do tại sao có các quy định ở cấp độ quốc tế và khu vực, cấp độ quốc gia nhằm nỗ lực để điều chỉnh hoạt động phá dỡ, tái chế tàu cũ. Tuy nhiên, bất chấp những sáng kiến ​​đơn lẻ, những nỗ lực từ ngành vận tải biển để cải thiện hoạt động phá dỡ, tái chế tàu vẫn còn hạn chế. Những quy định quốc tế và khu vực hiện tại đã có những ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp này trong khi một quy định hay công ước chung thống nhất toàn cầu thì chưa có hiệu lực. Dựa trên việc tìm hiểu, phân tích các quy định công ước hiện tại, bài báo đưa ra 3 giả thuyết cho các cơ sở phá dỡ, tái chế tàu cũ phù hợp với các điều kiện, tiêu chuẩn hiện tại nhằm hướng tới một quy định, công ước thống nhất trên toàn thế giới cho ngành công nghiệp phá dỡ, tái chế tàu.

Tác giả

TÙNG TRỊNH XUÂN

Viện Đào tạo Chất lượng cao, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-25
Chuyên mục
Kinh tế - xã hội