KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT, THẢO DƯỢC VÀ SẢN PHẨM TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CÁ NƯỚC NGỌT NUÔI TẠI HẢI DƯƠNG

  • Dũng Lê
  • Trương Thị Mỹ Hạnh
  • Nguyễn Thị Hạnh
  • Võ Văn Nha
  • Trương Thị Thành Vinh
  • Đặng Thị Lụa
Từ khóa: Hải Dương; cá nuôi nước ngọt; hóa chất khử trùng; thảo dược; sản phẩm tăng sức đề kháng.

Tóm tắt

Ở Hải Dương, hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt phát triển với 2 dạng nuôi phổ biến là nuôi ao và nuôi lồng bè. Trong năm 2021 hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương cơ bản ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Để có được điều này là do hoạt động quản lý tốt từ việc tổ chức sản xuất giống, ứng dụng kịp thời các cải tiến kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tổ chức quan trắc giám sát môi trường và bệnh đến việc chỉ đạo, giám sát sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học ở các cơ sở, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y thủy sản trên địa bàn. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát điều tra 30 cơ sở kinh doanh thuốc thú y tại Hải Dương nhằm xác định loại thuốc, hóa chất phổ biến được bán phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Kết quả cho thấy: Cơ sở kinh doanh thuốc thú ý thủy sản tại Hải Dương cung cấp đa dạng các mặt hàng sản phẩm thuộc nhóm hóa chất khử trùng, sát khuẩn, nhóm các loại thảo dược và nhóm thuốc tăng sức đề kháng dùng cho cá nuôi nước ngọt. Có 10 sản phẩm thương mại được sử dụng để khử trùng, sát khuẩn, trong đó Povidine 9000 và BKC80 hiện diện ở nhiều nhất trong số 30 cơ sở điều tra (56,7%) và có đến 50% sản phẩm có thành phần chính là Iodine. Có 02 loại thảo dược trong đó tỏi chiếm ưu thế (96,6%). Có 9 sản phẩm thương mại được sử dụng tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cá nuôi, trong đó có 8/9 sản phẩm có thành phần là Vitamin C.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-17
Chuyên mục
Bài viết