Nghiên cứu xử lý vỏ cà phê thành giá thể hữu cơ

  • Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm
Từ khóa: giá thể, phân lập, vỏ cà phê, vi sinh vật, xử lý

Tóm tắt

Để xử lý vỏ cà phê thành giá thể hữu cơ, trong nghiên cứu này 03 chủng vi sinh vật hữu ích (có năng lực phân giải hợp chất hữu cơ, cố định nitơ, sinh IAA (Indole 3- acetic acid) từ nguồn vỏ cà phê đã được phân lập, tuyển chọn và định tên là Bacillus thuringiensis CF2Bacillus subtilis CF4 và 01 chủng nấm Cladosporium tenuissimum CF17. Các chủng đã được nghiên cứu lên men để tạo hỗn hợp sinh khối. Hai chủng CF2 và CF4 sau 20 giờ lên men sinh khối với OD600 đạt 2,4 đến 2,5 và chủng CF17 sau 7 ngày lên men thu 28,7 g/L sinh khối ướt. Hỗn hợp sinh khối của ba chủng với tỷ lệ thể tích 1:1:1 (v/v/v) được trộn với nguyên liệu vỏ cà phê khô với công thức phối trộn phù hợp là 500 mL dịch sinh khối với 20 kg vỏ cà phê khô và ủ trong 8 tuần. Chất lượng của giá thể từ chất thải vỏ cà phê được kiểm nghiệm cho thấy các chỉ tiêu đều đạt chất lượng của giá thể hữu cơ quy định tại TCVN 7185 - 2002. Hiệu quả khi sử dụng giá thể này để trồng rau mầm cho kết quả rất tốt, trọng lượng rau mầm thu được khi gieo trên giá thể từ vỏ cà phê đạt 69,7 gam trong khi đạt 43,2 gam khi gieo trên giá thể thương mại ở cùng diện tích 30 cm2.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-31
Chuyên mục
Bài viết