GIÁO DỤC TOÁN THỰC (REALISTIC MATHEMATICS EDUCATION): MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN VÀ GỢI Ý CHO VIỆC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TOÁN HỌC Ở VIỆT NAM

DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0064

  • Nguyễn Tiến Trung
  • Phan Thị Tình
Từ khóa: Giáo dục toán học gắn với thực tiễn, phát triển chương trình, giáo dục toán học, Việt Nam

Tóm tắt

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục toán học nói riêng, giáo dục nói chung có quy mô và mức độ như là một cuộc cải cách giáo dục. Trong bối cảnh đó, những tiếp cận lí thuyết và các kết quả nghiên cứu quan trọng về giáo dục toán ở nước ngoài sẽ cung cấp những bằng chứng khoa học tin cậy và cần thiết cho sự đổi mới nghiên cứu cũng như phát triển chương trình giáo dục toán học ở Việt Nam. Giáo dục toán học gắn với thực tiễn (Realistics Mathamatics Education - RME) có thể coi là một lí thuyết giáo dục học, một cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục toán học. Nghiên cứu này nhằm hệ thống lại một số nghiên cứu quan trọng về RME ở nước ngoài, giới thiệu tới cộng đồng giáo dục toán học Việt Nam, nhằm đưa ra một số gợi ý, đề xuất việc nghiên cứu triển khai, phát triển lí thuyết RME góp phần vào việc đổi mới, thực hiện Chương trình Giáo dục môn Toán (ban hành năm 2018). Nghiên cứu này cơ bản dựa trên phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu và phương pháp nghiên cứu định tính. Những tài liệu được tìm kiếm về RME đều trên các tạp chí uy tín trong hai hệ thống đánh giá tạp chí ISI và SCOPUS. Nghiên cứu đã chỉ ra được khung lí thuyết cho các nghiên cứu về RME theo hai hướng tiếp cận là lí thuyết giáo dục học (môn Toán) và lí thuyết phát triển chương trình. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, việc triển khai lí thuyết hay chương trình môn Toán theo RME là phù hợp với mục tiêu giáo dục môn Toán hiện nay ở Việt Nam. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-10
Chuyên mục
BAI BÁO