MÔ HÌNH BẢO TÀNG SINH THÁI CỘNG ĐỒNG MƯỜNG: GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÙNG LÒNG HỒ HÒA BÌNH

  • Hoàng Thị Thu Hương
  • Nguyễn Duy Thiệu
Từ khóa: Bảo tàng sinh thái, Dân tộc Mường, Du lịch cộng đồng, hồ Hòa Bình

Tóm tắt

Cộng đồng người Mường ở khu vực lòng hồ Hòa Bình đã tạo nên một nền văn hóa có bản sắc rõ nét với các đặc trưng cơ bản của nếp sống văn hóa. Trong những năm gần đây, loại hình bảo tàng sinh thái đang hình thành và phát triển mạnh gắn giữa bảo tồn và phát triển. Bài báo đã sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học và điều tra xã hội học để xây dựng mô hình Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường cho khu vực hồ thủy điện Hòa Bình. Đây là một mô hình bảo tàng mới về quan niệm, hình thức và nội dung tổ chức trưng bày cũng như các phương thức hoạt động. Mô hình bảo tàng được thiết kế đặt tại bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với đầy đủ các hợp phần: tổ chức quản lý, sản phẩm du lịch và tổ chức triển khai mô hình. Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường sẽ tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, vừa hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường ở khu vực hồ Hòa Bình

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-15
Chuyên mục
Bài viết