ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PSR ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI TRỜI KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
Tóm tắt
Việc đốt rơm rạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của người dân, tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. Để đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời, nghiên cứu đã xây dựng các chỉ thị đánh giá dựa theo mô hình PSR (áp lực- hiện trạng- đáp ứng), tiến hành nghiên cứu điển hình tại 3 xã: Thọ Xuân (Đan Phượng), Đắc Sở (Hoài Đức), Liệp Tuyết (Quốc Oai). Kết quả cho thấy, đa phần người dân lựa chọn hình thức đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch (49,52%), sau đó là bán rơm (23,82%), để rơm hoai mục (13,33%). Người dân ở các xã cũng thể hiện mối lo ngại về tác động của việc đốt rơm rạ tới đời sống và sản xuất. Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao nhận thức người dân và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại khu vực nghiên cứu.