Kế toán trích lập dự phòng tổn thất tín dụng dự kiến theo IFRS 9- Những vấn đề cần cân nhắc đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ Covid-19

  • Trịnh Hồng Hạnh
Từ khóa: Covid-19, dự phòng tổn thất tín dụng dự kiến, IFRS 9, ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt

Nhận thức được lợi ích áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu triển khai áp dụng
IFRS trong những năm gần đây, đặc biệt là IFRS 9- Công cụ tài chính. Một nội dung quan trọng của IFRS 9 là đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến
(ECL), theo đó ECL cần phải được ghi nhận trước khi sự kiện về tổn thất xảy ra, mô hình để tính toán ECL không chỉ dựa trên dữ liệu quá khứ, điều kiện
hiện tại mà còn bao gồm cả những thông tin dự báo tương lai. Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến những biến động kinh tế vĩ mô, từ đó ảnh hưởng đến
các giả định và khung đo lường ECL theo IFRS 9. Bài viết khái quát nội dung cơ bản của mô hình ECL theo IFRS 9, thông qua tổng hợp, phân tích các tài
liệu thực tế thu thập được, bài viết đưa ra những nhận định về ảnh hưởng của Covid-19 đến kế toán trích lập dự phòng ECL mà các ngân hàng thương mại
Việt Nam đang triển khai áp dụng IFRS 9 cần cân nhắc trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-25
Chuyên mục
Bài viết