Tác động của chỉ số áp lực tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam-cách tiếp cận thông qua mô hình ngưỡng tự hồi quy

  • Phạm Thị Lâm Anh https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/thang-6-20/pham-thi-lam-anh-tac-dong-cua-chi-so-ap-luc-tai-chinh-doi-voi-tang-truong-kinh-te-cua-viet-namcach-tiep-can-thong-qua-mo-hinh-nguong-tu-hoi-quy-383.html
Từ khóa: Căng thẳng tài chính, Tăng trưởng kinh tế, mô hình ngưỡng tự hồi quy, TVAR

Tóm tắt

 

 Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ số căng thẳng tài chính một chỉ số đo lường sự bất ổn và rủi ro trên thị trường tài chính đã trở thành một trong những chỉ số quan trọng để dự báo các cuộc khủng hoảng tài chính. Bên cạnh các mô hình để tính toán chỉ số này, tác động của căng thẳng tài chính đối với các biến số kinh tế là chủ đề chính mà các nhà kinh tế tập trung nghiên cứu. Đối với Việt Nam, nền kinh tế trải qua khủng hoảng kinh tế suốt trong giai đoạn 2008 đến 2012. Bên lạm phát cao và kinh tế suy giảm, thị trường tài chính việt nam trong giai đoạn này cũng trải qua rất nhiều rủi ro và bất ổn. Do đó, một câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có mối liên hệ giữa căng thẳng tài chính và sản lượng của nền kinh tế tại Việt Nam hay không. Nghiên cứu sử dụng hồi quy véc tơ ngưỡng và dữ liệu hàng tháng từ năm 2008 đến hết năm 2018 để kiểm chứng mối quan hệ giữa hai biến số này. Kết quả cho thấy sự tồn tại của ngưỡng chỉ số căng thẳng tài chính và mối liên hệ bất thường giữa căng thẳng tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-17
Chuyên mục
Bài viết