Phương pháp giảng dạy chủ động nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên Học viện Ngân hàng

  • Phạm Thu Thuỷ https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/thang-11-20/pham-thu-thuy-vu-thi-kim-oanh-phuong-phap-giang-day-chu-dong-nham-nang-cao-hieu-qua-hoc-tap-cho-sinh-vien-hoc-vien-ngan-hang-425.html
  • Vũ Thị Kim Oanh https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/thang-11-20/pham-thu-thuy-vu-thi-kim-oanh-phuong-phap-giang-day-chu-dong-nham-nang-cao-hieu-qua-hoc-tap-cho-sinh-vien-hoc-vien-ngan-hang-425.html
Từ khóa: Hoạt động học tập tích cực, Phương pháp giảng dạy chủ động, tăng tính chủ động của người học

Tóm tắt

 

 Phương pháp giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Theo thời gian, các phương pháp giảng dạy đang dịch chuyển từ các phương pháp mang tính thụ động (giáo viên là người truyền đạt kiến thức, học sinh là đối tượng lĩnh hội, tiếp thu kiến thức) sang các phương pháp giảng dạy chủ động (giáo viên là người hướng dẫn học tập, gợi mở các chủ đề nghiên cứu, học sinh là người tự tìm tòi, đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận kiến thức). Phương pháp giảng dạy chủ động được đánh giá là phù hợp với các chương trình đào tạo ở trình độ cao, đặc biệt ở cấp giáo dục đại học bởi phương pháp này phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của người học. Bài viết tập trung phân tích các đặc điểm, lợi ích và các hoạt động học tập của phương pháp giảng dạy chủ động, thực trạng áp dụng tại Học viện Ngân hàng (HVNH) và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của phương pháp này. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm nghiên cứu tài liệu, thống kê, so sánh với nguồn số liệu từ khảo sát thường niên của Phòng Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng, khảo sát các sinh viên khoa chuyên ngành tại HVNH. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-18
Chuyên mục
Bài viết