Hiệu ứng tuyến J: Trường hợp Việt Nam giai đoạn 2001-2015

  • Đặng Thị Xuân Thơm
Từ khóa: Hiệu ứng tuyến J, cán cân thương mại, tỷ giá, phản ứng đẩy

Tóm tắt

Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác động của phá giá nội tệ lên cán cân thương mại (CCTM)
trong giai đoạn 2001-2015. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu quý được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy như
WB, GSO, và IFS. Trong phần thứ nhất, nghiên cứu giới thiệu các loại tỷ giá được phân loại theo mức độ ảnh
hưởng lên các cân thanh toán quốc tế và cách tính toán tương ứng. Phần thứ hai sử dụng phân tích Phản ứng đẩy
(Impulse Response) để kiểm tra xu hướng thay đổi của CCTM sau khi nội tệ giảm giá mạnh hoặc sau một cuộc
phá giá nội tệ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sau khi phá giá nội tệ, CCTM trở nên xấu đi trong hai quý đầu
nhưng sau đó bắt đầu được cải thiện cho đến quý thứ 6. Từ quý thứ 6 trở về sau, CCTM lại trở nên xấu đi và theo
sau là những diễn biến tăng lên và giảm xuống liên tục của CCTM. Với hình ảnh được minh họa từ phân tích Phản
ứng đẩy, CCTM có xu hướng thay đổi ban đầu theo hiệu ứng tuyến J nhưng đường tuyến J này không được duy trì
lâu dài. Nghiên cứu phát hiện rằng có khả năng CCTM sẽ có xu hướng thay đổi theo hiệu ứng tuyến S, thay vì hiệu
ứng tuyến J sau khi phá giá nội tệ. Trong phần cuối của nghiên cứu, tác giả có đề xuất một vài gợi ý chính sách
để cải thiện CCTM và mở ra những ý tưởng nghiên cứu sâu hơn cho các nhà nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-24
Chuyên mục
Bài viết