Nâng cao vai trò của bên mua nợ xấu hướng tới xây dựng thị trường mua bán nợ sơ cấp ở Việt Nam

  • Hoàng Văn Thành
Từ khóa: nợ xấu, mua nợ xấu, thị trường mua bán nợ xấu

Tóm tắt

Vài năm trở lại đây, tình trạng nợ xấu tăng cao đã đe dọa trực tiếp
tới sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng, đồng thời tác
động tiêu cực tới nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này, đa dạng
hóa các chủ thể mua nợ xấu trên thị trường sơ cấp đang được xem là
một trong những giải pháp trọng tâm được Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng tới. Theo đó, tổ chức tín dụng
(TCTD) có thể lựa chọn phương án bán nợ xấu cho các TCTD khác,
các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp như VAMC, DATC, AMCs,
các Công ty kinh doanh dịch vụ mua bán nợ hay các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước có nhu cầu. Mỗi bên mua nợ mặc dù đều có
những đặc trưng pháp lý cũng như thế mạnh riêng, tuy nhiên có thể
dễ dàng nhận thấy, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC) đang giữ vai trò trọng tâm, đồng thời định hướng
hoạt động của các bên mua nợ khác trong việc mua nợ xấu của các
tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của các chủ
thể này, Chính phủ và NHNN cần xem xét các giải pháp nhằm tăng
vốn cho VAMC để tăng khả năng mua nợ xấu theo giá trị thị trường
hay chú trọng đến các AMC tư nhân để tạo sự liên kết hệ thống giữa
các AMC này, qua đó tăng khả năng tiếp cận tới các khoản nợ xấu
của các ngân hàng. Những giải pháp này khi được giải quyết sẽ có
ý nghĩa quan trọng trong việc từng bước thúc đẩy hình thành thị
trường mua bán nợ xấu ở Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-24
Chuyên mục
Bài viết