ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG TÁC CỦA SINH VIÊN TRONG GIỜ HỌC NGOẠI NGỮ THỜI KÌ GIẢNG DẠY TỪ XA KHẨN CẤP

  • Lê Thanh Hà Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II tại Tp. HCM
  • Vũ Phương Hồng Ngọc Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II tại Tp. HCM
  • Trương Thị Thanh Cảnh Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II tại Tp. HCM
Từ khóa: giảng dạy từ xa khẩn cấp, tương tác, dạy học đồng bộ

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích sự tương tác của sinh viên trong thời gian giảng dạy từ xa khẩn cấp do đại dịch Covid-19. Đối tượng nghiên cứu là 49 sinh viên ngành kinh tế tại một trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bài viết dựa trên khung nghiên cứu của Moore về ba loại tương tác trong lớp học: người học với nội dung học liệu, người học với giáo viên và người học với người học. Thiết kế nghiên cứu bao gồm bảng hỏi, dự giờ lớp học và phỏng vấn sâu. Kết quả cho thấy tương tác giữa người học và giáo viên là mạnh mẽ nhất, cùng với đó là sự thiếu tương tác giữa các sinh viênvới nhau thường xuyên được quan sát trong kết quả nghiên cứu định lượng. Nguyên nhân chính là do sự thiếu tương tác trực tiếp, điều này khiến cho tương tác giữa người học và giáo viên cũng như người học và người học bị hạn chế do những tương tác “giả” khi dạy và học đồng bộ. Bài nghiên cứu cũng đề xuất một số nội dung để tăng tính tương tác trong lớp học trong thời gian giảng dạy từ xa khẩn cấp này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU