ĐƯỜNG HƯỚNG LIÊN VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH: TIẾNG NÓI TỪ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TẠI VIỆT NAM

  • Lan Thi Thuy Nguyen Trường Đại học Auckland, 74 Đại lộ Epsom, Epsom, Auckland 1023, New Zealand
  • Christine Biebricher Trường Đại học Auckland, 74 Đại lộ Epsom, Epsom, Auckland 1023, New Zealand
  • Gillian Ward Trường Đại học Auckland, 74 Đại lộ Epsom, Epsom, Auckland 1023, New Zealand
Từ khóa: năng lực giao tiếp liên văn hóa, đường hướng giảng dạy liên văn hóa, giảng dạy tiếng Anh, thực hành của giáo viên, giáo dục đại học Việt Nam

Tóm tắt

Trong những thập kỷ gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc triển khai đường hướng liên văn hóa (ĐHLVH) trong giảng dạy ngôn ngữ để nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa (NLGTLVH) của học sinh, khả năng tương tác qua các ranh giới về ngôn ngữ và văn hóa. Bài báo này cung cấp kết quả của một nghiên cứu về việc kiểm tra thực hành giảng dạy tiếng Anh (GDTA) của hai giảng viên tiếng Anh (GVTA) tại Việt Nam nhằm điều tra xem họ có triển khai ĐHLVH trong việc giảng dạy của họ hay không và họ thực hiện việc đó bằng cách nào. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu trường hợp định tính. Dữ liệu được thu thập từ các cuộc phỏng vấn, quan sát lớp học và văn bản. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hai giảng viên này chưa thực sự triển khai ĐHLVH trong các bài giảng của họ. Nói một cách cụ thể, họ có thể truyền tải kiến ​​thức liên văn hóa cho học sinh của mình; tuy nhiên, họ không thể phát triển thái độ, kỹ năng hoặc nhận thức liên văn hóa của học sinh. Khi cung cấp kiến ​​thức văn hóa, họ chủ yếu dựa vào nội dung văn hóa trong sách giáo khoa và sự hiểu biết của họ. Bài báo làm sáng tỏ những yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hành GDTA của GVTA tại Việt Nam và đưa ra những đề xuất trong việc nâng cao NLGTLVH của học sinh Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU