SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỂ HIỆN CĂN TÍNH NGƯỜI TRẺ THÔNG QUA NHẠC RAP: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH RAP VIỆT

  • Nguyễn Thị Ngọc Mai Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Vũ Thị Phương Quỳnh Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ khóa: rap, phân tích diễn ngôn đa phương tiện, căn tính người trẻ

Tóm tắt

Nghiên cứu này liên quan đến lí thuyết về phân tích diễn ngôn phê phán của Fairclough (1989). Trong thời gian gần đây, nhạc rap đã chiếm được vị trí ổn định trong truyền thông chính thống và mang đến màn ảnh truyền hình một văn hóa giới trẻ đầy sôi nổi. Nhạc rap là nơi để người trẻ kể câu chuyện của họ và người khác, cũng như để họ vẽ lên một chân dung khác của mình (Sciullo, 2019). Áp dụng khung lí thuyết của Fairclough (1989) cùng với khung lí thuyết của Kress và van Leeuwen (2006), chúng tôi nghiên cứu diễn ngôn của rap tiếng Việt thông qua các yếu tố ngôn ngữ học và hình ảnh. Nghiên cứu là một nỗ lực để trả lời câu hỏi: nhạc rap đã đóng góp như nào đến sự hình thành và thể hiện căn tính của người Việt trẻ? Nghiên cứu gợi ý rằng người trẻ Việt đã xây dựng và thể hiện căn tính của mình như là những người yêu nước, những cá nhân với ước mơ và hoài bão, và những đứa con của bố mẹ họ. Những chủ đề này có liên kết chặt chẽ với nhau và phản ánh sự tuân thủ của người trẻ Việt với những kì vọng xã hội về nhạc rap chính thống.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU