KHẢO SÁT ĐỘ NHẠY CẢM CỦA SINH VIÊN HỌC TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ ĐỐI VỚI SỰ KHÁC BIỆT VỀ KHỐI-LƯỢNG TRONG TIẾNG ANH

  • Nguyễn Thị Quyên Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Từ khóa: sự phân biệt khối-lượng, ánh xạ hình thái-ngữ nghĩa, phán đoán số lượng, sự tiếp thu ngôn ngữ thứ hai

Tóm tắt

Bài báo này kiểm tra cách người Việt Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ diễn giải sự khác biệt về khối-lượng (mass-count distinction) của danh từ tiếng Anh. Trong một thí nghiệm phán đoán dựa trên hình ảnh, 62 sinh viên đại học đã đưa ra những phán đoán phản ánh độ nhạy của họ đối với sự khác biệt khối-lượng trong tiếng Anh và ánh xạ hình thái-ngữ nghĩa. Kết quả chỉ ra rằng những người Việt Nam học tiếng Anh đưa ra các phán đoán chính xác dựa trên số lượng (number-based judgment) đối với danh từ đếm được chỉ vật thể (object-count nouns, ví dụ: cốc) và danh từ khối lượng chỉ vật thể (object-mass nouns, ví dụ: đồ đạc) và dựa trên khối lượng (volume-based judgment) đối với danh từ khối lượng chỉ chất (substance-mass nouns, ví dụ: sữa). Ngoài ra, đối với các danh từ tiếng Anh có thể được diễn giải linh hoạt tuỳ vào sự xuất hiện/vắng mặt của hình vị số nhiều -s, tức là danh từ được hiểu là có thể đếm được (count nouns) khi có hình vị -s đi kèm và không đếm được (mass nouns) khi không có -s, thì người học chưa đạt được sự nhạy cảm với sự linh hoạt này dựa trên chỉ dấu hình vị số nhiều -s. Hơn nữa, không có mối tương quan đáng kể nào được tìm thấy giữa trình độ tiếng Anh của người học và độ nhạy cảm. Tổng hợp lại, những phát hiện này cho thấy rằng sinh viên đại học Việt Nam chưa có sự nhạy cảm với các dấu hiệu hình thái của danh từ linh hoạt trong tiếng Anh khi cần phải diễn giải ý nghĩa của chúng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-30
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU