NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG HÀNG GIẢ NHÃN HIỆU: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỚI MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ

  • Trần Hồng Anh, Nguyễn Ngọc Hạnh Dung, Phạm Thị Quỳnh Anh
Từ khóa: Hàng giả nhãn hiệu, Hàng điện tử, Mô hình S-O-R, Thái độ hữu dụng,, Thái độ khoái lạc

Tóm tắt

Sự phát triển nhanh chóng của kinh doanh và sử dụng hàng giả nhãn hiệu gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều công ty, nhiều ngành công nghiệp, thậm chí là với cả nền kinh tế và người tiêu dùng. Chính bởi vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá các nhân tố tác động đến nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng giả nhãn hiệu, cụ thể với mặt hàng điện tử. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ của các kích thích tâm lý tới thái độ hữu dụng và khoái lạc cũng như ý định sử dụng hàng điện tử giả nhãn hiệu của người tiêu dùng dựa trên mô hình tâm lý học S-O-R sửa đổi. Mẫu nghiên cứu gồm 407 khách hàng, được thu thập tại hai thành phố phát triển nhất Việt Nam hiện nay là Hà Nội và TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ của người tiêu dùng đối với hàng giả nhãn hiệu chịu tác động bởi quan tâm về đạo đức, ảnh hưởng xã hội, tiêu dùng để tạo vị thế và ý thức về giá, trong khi ý định sử dụng hàng giả nhãn hiệu của người tiêu dùng chịu tác động bởi thái độ, quan tâm về đạo đức và ảnh hưởng xã hội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-23
Chuyên mục
Bài viết