TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TÁCH NƯỚC THẨM THẨU CÓ ỨNG DỤNG XỬ LÝ CHÂN KHÔNG TRÁI CÀ CHUA BI ĐEN (Solanum lycopersicum cv. OG)

  • Hồ Thị Ngân Hà, Nguyễn Minh Thủy
Từ khóa: cà chua bi đen, chân không, tách nước thẩm thấu

Tóm tắt

Tách nước thẩm thấu là phương pháp xử lý làm giảm một phần ẩm của rau quả trước khi sấy. Việc sử dụng áp suất thấp trong những phút đầu tiên của quá trình thẩm thấu giúp đẩy các khí bị nhốt bên trong ra ngoài và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của dung dịch ưu trương vào trong thực phẩm, do đó cải thiện hiệu quả truyền khối. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các biến độc lập (nồng độ dung dịch saccharose 52-68oBrix, độ chân không 516-684 mmHg và thời gian xử lý chân không 5-15 phút) đến sự mất nước cũng như sự tăng hàm lượng chất khô của trái cà chua bi đen (Solanum lycopersicum cv. OG) đã được khảo sát. Thí nghiệm được bố trí tối ưu hóa theo phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology - RSM) với mô hình phức hợp trung tâm (Central Composite Design - CCD). Ở điều kiện tối ưu đạt được (nồng độ dung dịch saccharose 59,38oBrix, độ chân không 627,22 mmHg, thời gian xử lý chân không 11,61 phút) thì lượng nước mất đi đạt tối đa là 28,60% so với khối lượng mẫu sau 4 giờ thẩm thấu, tương ứng thì hàm lượng chất khô tăng lên 2,94%. Trong khi đó, giá trị tương ứng cho mẫu đối chứng (không xử lý chân không) là 15,62 % và 1,66% sau 5,5 giờ thẩm thấu. Điều này đã chứng minh được hiệu quả và tiềm năng của việc ứng dụng kỹ thuật xử lý chân không trong quá trình tách nước thẩm thấu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-29
Chuyên mục
Bài viết