Nghiên cứu đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thiên Long Uyển

  • Vũ Văn Quân
  • Nguyễn Duy Cường
  • Nguyễn Văn Anh
Từ khóa: Bạch Đằng, núi Thiên Liêu, Thiên Long Uyển, trận địa cọc

Tóm tắt

Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện tinh thần, sức lao động và nghệ thuật quân sự của quân và dân nhà Trần, đó là tài sản to lớn và có giá trị quan trọng về nghệ thuật quân sự cần được nghiên cứu, làm rõ và truyền bá. Tuy nhiên, sự hiểu biết về về trận chiến Bạch Đằng còn nhiều “điểm mờ” cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ như bố trí trận địa như thế nào, phạm vi của trận địa đến đâu, sự phối hợp tác chiến giữa các lực lượng, các cánh quan ra sao, tổng hành dinh mặt trận ở đâu, vai trò của cánh quân do Trần Hưng Đạo và cánh quân do hai vua Trần chỉ huy như thế nào… Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá giá trị vị trí vai trò của di tích Thiên Long Uyển và Khu vực Yên Đức trong tổng thể di tích chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và đề xuất phương án bảo tồn, tôn tạo kết nối di tích”. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ phạm vi của chiến trường đồng thời chỉ rõ Thiên Long Uyển là đại bản doanh của hai vua Trần trong trận Bạch Đằng 1288. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất cơ quan chức năng xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Thiên Long Uyển là di tích cấp quốc gia đặc biệt, đồng thời đề xuất bảo tồn phát huy giá trị của di tích trong sự kết nối với các di tích Bạch Đằng khác và các di tích danh thắng trên địa bàn Quảng Ninh, Hải Phòng và Hải Dương.

Tác giả

Vũ Văn Quân

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Nguyễn Duy Cường

Trường Đại học Hạ Long

Nguyễn Văn Anh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-10
Chuyên mục
Bài viết