Hướng tiếp cận và triển vọng trong sử dụng các loài dương xỉ siêu tích lũy kim loại nặng nhằm xử lý ô nhiễm môi trường

  • Nguyễn Thị Thắm
  • Phạm Quý Giang
Từ khóa: Asen, dương xỉ, kim loại nặng, phytoremediation, siêu tích lũy

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, nghiên cứu tách các kim loại nặng trong đất, nước bằng các loài thực vật (Phytoremediation) là một trong những hướng nghiên cứu mới, có chi phí rẻ, hiệu quả cao, và đặc biệt là ít phải sử dụng hoá chất nên không gây ảnh hưởng thứ cấp tới môi trường. Trong số hơn 400 loài thực vật được tìm thấy hiện nay được các nhà khoa học công bố là thực vật siêu tích luỹ kim loại nặng, dương xỉ là một loài thực vật triển vọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra các loài dương xỉ có khả năng siêu tích luỹ các kim loại nặng như: Asen, Crom, Cadimi, Sắt, Magie… nhưng phổ biến nhất là Asen. Việc ứng dụng các thành tựu của sinh học phân tử, di truyền và công nghệ vi sinh được coi là chìa khoá để phát triển công nghệ Phytoremediation nói chung và ứng dụng các loài dương xỉ siêu tích luỹ kim loại nặng để xử lý môi trường đất và nước nói riêng.

Tác giả

Nguyễn Thị Thắm

Khoa Môi trường, Trường Đại học Hạ Long

Phạm Quý Giang

Khoa Môi trường, Trường Đại học Hạ Long

Phòng Hợp tác quốc tế và Quản lý khoa học, Trường Đại học Hạ Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-25
Chuyên mục
Bài viết