NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

  • PGS.TS Nguyễn Hồng Nga
Từ khóa: Việt Nam, năng lực cạnh tranh, cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt

Bài viết đề cập một nhân tố rất quan trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, đó là năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Thông qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
của Việt Nam qua Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF, nhất là, trụ cột về năng lực
sáng tạo; nhìn vào các tiêu chí đánh giá GCI 4.0 như nguồn nhân lực, mức độ sáng tạo, đổi mới,
mức độ kháng cự với các cú sốc bên ngoài và sự nhạy bén, văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp có
ý tưởng đột phá, sự phối hợp của nhiều bên liên quan, tư duy phản biện, niềm tin của xã hội, ứng
dụng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, quyền tài sản..., chúng ta dễ dàng
thấy được một số vấn đề của nền kinh tế Việt Nam, trong đó, chỉ số Ổn định kinh tế vĩ mô được coi
là điểm sáng của Việt Nam.
Điểm yếu nhất của nền giáo dục hiện nay là giáo dục chưa khuyến khích sự khác biệt, chưa
động viên tinh thần khai phá, chưa kích thích sáng tạo và tư duy phản biện xã hội, v.v. Từ đó, tác giả
đưa ra 5 khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, trong đó, có vấn đề thể chế
thúc đẩy sáng tạo và tạo niềm tin cho người dân và quốc tế, đồng thời, đẩy mạnh cải cách và nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-23
Chuyên mục
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI