Đổi mới phương pháp giảng dạy Kế toán - Kiểm toán cho sinh viên Lào

  • ThS. Cao Thị Hạnh
Từ khóa: Kế toán, đào tạo, chất lượng, sinh viên Lào

Tóm tắt

      Mỗi năm, Việt Nam đón nhận hàng trăm sinh viên Lào tới học tập và nghiên cứu khoa học. Điều đó càng khẳng định tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước. Yêu cầu đặt ra là phải có phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học để các sinh viên sau khi ra trường, về nước đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng, cống hiến cho đất nước.

       Việc đào tạo sinh viên Lào hiện nay tuy có nhiều thuận lợi như: Được sự quan tâm, tạo điều kiện của hai Nhà nước, sự quan tâm của Nhà Trường, của Khoa về cả vật chất và tinh thần, niềm tâm huyết của các giảng viên, sự nỗ lực của sinh viên...Song khó khăn cũng không ít: đó là rào cản về ngôn ngữ, là chương trình đào tạo còn mang nặng lý thuyết ít thực tế, đối tượng học còn thụ động, là điều kiện học tập xa nhà thiếu tình cảm của các lưu học sinh.

     Do đó, chúng ta cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy Kế toán – Kiểm toán cho lưu học sinh Lào để đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất là về phía sinh viên: cần chủ động, sáng tạo, nắm chắc kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, cần trao đổi những khó khăn khi học tập.

     Thứ hai về phía giảng viên: phải tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ bản thân, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động của sinh viên, thân thiện hơn với sinh viên.

     Thứ ba về phía Khoa và Nhà trường: Cần xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, theo hướng mở, chương trình đào tạo phải sát hơn với chế độ, chính sách của nước Lào; đổi mới phương pháp giảng dạy đưa tính thực tế áp dụng vào trường học.

     Kiến thức, kỹ năng của sinh viên Kế toán trước khi ra trường là hành trang vững chắc để đảm bảo cho tương lai; do đó cần đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả cho sinh viên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-10
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI: KINH TẾ–QUẢN LÝ