Tiềm năng khởi sự của sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

  • TS. Nguyễn Thị Kim Chi
  • TS. Phạm Văn Hiếu
  • NCS.ThS. Trần Thị Thanh Bình
  • NCS.ThS. Lê Huy Tùng
  • NCS.ThS. Lưu Hoài Nam
Từ khóa: Giáo dục khởi nghiệp, đào tạo khởi nghiệp, tạo lập doanh nghiệp, sinh viên

Tóm tắt

     Trên nền tảng lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EEM) của Krueger & cộng sự (2000), nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên năm thứ 4 tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập là: nội dung đào tạo khởi nghiệp, phương pháp đào tạo khởi nghiệp, hoạt động truyền cảm hứng khởi nghiệp, trải nghiệm thực tế, hoạt động ngoại khóa và 01 biến phụ thuộc là tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu nêu rõ cả 5 yếu tố nêu trên đều có tác động tích cực đến tiềm năng khởi nghiệp của nhóm sinh viên được khảo sát.
Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra kết luận và hàm ý chính sách nhằm phát triển tiềm năng khởi nghiệp và đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, là thông tin tham khảo cho các trường đại học khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-10
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI: VĂN HÓA-XÃ HỘI