TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TRÍCH LY CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG POLYPHENOL TỪ VỎ LỤA HẠT ĐIỀU

  • Mạc Xuân Hòa
  • Nguyễn Thị Thảo Minh
  • Nguyễn Thị Minh Châu
  • Nguyễn Thị Phương Trang
  • Lê Thị Mén
  • Nguyễn Lê Trà My
  • Trần Thị Thanh Ngọc

Tóm tắt

Các hợp chất polyphenol trong vỏ lụa hạt điều được thu nhận bằng phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng (Microwave-assisted extraction - MAE). Mục tiêu của nghiên cứu là xác định điều kiện tối ưu của quá trình trích ly. Điều kiện trích ly bao gồm 2 yếu tố được khảo sát bằng thực nghiệm là công suất vi sóng (W) và thời gian xử lý vi sóng (giây), các yếu tố khác được cố định dựa trên kết quả của các khảo sát trước đó. Hàm mục tiêu là hàm lượng polyphenol tổng (TPC, mg GAE/g chất khô). Phương pháp bề mặt đáp ứng (Response surface methodology - RSM) với mô hình quay bậc 2 có tâm (Central composite design - CCD) được sử dụng để thiết kế thí nghiệm tối ưu hóa. Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa hàm mục tiêu và điều kiện trích ly tương thích với một mô hình thực nghiệm bậc 2 với R2 bằng 0,977. Trong đó, cả hai yếu tố nghiên cứu đều ảnh hưởng có nghĩa (p < 0,05) lên hàm mục tiêu; ngoài ra, hàm mục tiêu còn chịu tác động ý nghĩa bởi sự tương tác giữa hai yếu tố này. Điều kiện tối ưu được dự đoán từ mô hình thực nghiệm; theo đó, TPC đạt cực đại (193,83 mg GAE/g chất khô) tại công suất 540 W, thời gian 84 giây. Giá trị hàm mục tiêu ở điều kiện tối ưu sau đó được xác minh lại bằng thực nghiệm với 20 nhóm mẫu; không có sự khác biệt ý nghĩa (p > 0,05) giữa giá trị dự đoán ở trên và giá trị thực nghiệm (194,99 mg GAE/g chất khô). Khả năng bắt gốc tự do DPPH của mẫu dịch chiết tối ưu (IC50) bằng 88,68 µg/mL, thấp hơn 6,69 lần so với vitamin C (12,93 µg/mL).

Từ khóa: Trích ly có hỗ trợ vi sóng, hợp chất polyphenol, vỏ lụa hạt điều, khả năng bắt gốc tự do DPPH.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-18
Chuyên mục
Bài viết