QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHỤ NỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

  • Na Lê Thị Ly
Từ khóa: Quản lý phát triển; Mô hình đào tạo nghề; Phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ; Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; Tỉnh Đắk Nông.

Tóm tắt

Học nghề, lập nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ; phụ nữ chủ động tham gia học nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dời, giải tỏa là mong muốn của toàn xã hội. Nhà nước tăng cường đầu tư phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội, quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ. Vấn đề đào tạo nghề nghiệp đặc biệt là đào tạo nghề nghiệp cho phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ ở các xã đặc biệt khó khăn nói riêng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm khi mà phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn ít có cơ hội được học nghề bài bản, thường chỉ theo các lớp học dưới 3 tháng
Giáo dục là chìa khóa của sự phát triển. Phát triển giáo dục là tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền trong cả nước nói chung, đặc biệt là đào tạo nghề ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Nông nói riêng. Trong giáo dục, nghiên cứu giải quyết vấn đề đào tạo nghề dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ ngày càng có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu: Quản lý phát triển mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện của tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Thực trạng và những vấn đề đặt ra” có giá trị về mặt thực tiễn, bình đẳng giới và nhân văn sâu sắc, là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ có cơ hội được nâng cao năng lực nghề nghiệp cũng như năng suất lao động nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-30
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ