ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN NGUỒN “ĐỒ VẬT” TRONG TỤC NGỮ TIẾNG HÁN

  • Thị Thanh Nhàn Liêu
Từ khóa: Ẩn dụ ý niệm, đồ vật, tục ngữ, tiếng Hán

Tóm tắt

Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, các công trình vận dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm để phân tích tiếng mẹ đẻ có thể nói là rất nhiều. Bởi lẽ, ẩn dụ ý niệm là phương thức tư duy được nhân loại nói chung và người Hán nói riêng sử dụng phổ biến trong việc cấu tạo nên nghĩa của thành ngữ hoặc tục ngữ. Miền nguồn trong các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã khảo sát chủ yếu liên quan đến “bộ phận cơ thể người”, “thực vật”, “đồ ăn”, “động vật”, “sông nước”, v.v mà ít đề cập đến miền nguồn “đồ vật”. Do đó, chúng tôi chọn “Ẩn dụ ý niệm miền nguồn “đồ vật” trong tục ngữ tiếng Hán” làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi đã thiết lập được bảy mô hình ánh xạ ẩn dụ ý niệm miền nguồn “đồ vật” trong 100 câu tục ngữ tiếng Hán. Kết quả nghiên cứu cũng đã phần nào phác họa được bức tranh ngôn ngữ về các từ ngữ chỉ “đồ vật” trong tư duy của người Hán.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-03-24