Ý 
NGHĨA 
VĂN 
HÓA 
VÀ 
GIÁ 
TRỊ 
THẨM 
MỸ 
NGHỆ
 THUẬT 
TẠO 
HÌNH
 CỦA 
BIỂU 
TƯỢNG 
HOA 
SEN 
TRONG 
CHÙA 
HUẾ

  • Tiềm Lê Thị
Từ khóa: Biểu tượng, hoa sen, tạo hình, trang trí, kiến trúc Phật giáo Huế

Tóm tắt

Hoa sen luôn gắn liền với Phật giáo. Theo đạo Phật, hoa sen tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy và sự thiêng liêng, tôn kính dành cho Đức Phật. Do vậy, hoa sen xuất hiện phổ biến trong kiến trúc của Phật giáo. Đối với những ngôi chùa Huế từ thời chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn, biểu tượng hoa sen luôn chiếm giữ một vị trí chủ đạo, trọng tâm trong trang trí kiến trúc. Chúng không chỉ mang biểu tượng với chức năng, ý nghĩa tâm linh nhất định dành riêng cho văn hóa Phật giáo mà còn phản ánh giá trị thẩm mỹ tạo hình thông qua ngôn ngữ khối, chạm khắc và trang trí. Ngoài ra, bài viết còn khẳng định tài năng của nghệ nhân xưa trong việc thể hiện ngôn ngữ tạo hình hoa sen qua các chất liệu đồng và đá. Điều đó đã góp phần thành công cho mỹ thuật từ thời chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-10