MỐI LIÊN HỆ GIỮA ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH CÁC NƯỚC TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, VIỆT NAM

  • THỊ MINH HƯƠNG VĂN
Từ khóa: Âm nhạc cung đình, Yayue, Gagaku, Aak, Nhã nhạc, Lễ nhạc Khổng Tử

Tóm tắt

Đền Jongmyo (Hàn Quốc) nơi diễn ra các buỗi

 

lễ nhạc Aak đã được UNESCO công bố là di sản thế giới vào năm 1995. Nhã nhạc được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại năm 2003. Gagaku (Nhật Bản) Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2009. Việc nghiên cứu và bảo tồn những báu vật này là điều khẩn cấp nhằm bảo vệ, duy trì những tinh hoa âm nhạc của nhân loại đang bị mai một và biến dạng. Gagaku, Aak, Nhã nhạc có nguồn gốc từ Âm nhạc Cung đình Trung quốc (Yayue). Tư tưởng Khổng, Nho với tư tưởng phân biệt giai cấp gay gắt, đề cao tối đa vai trò, địa vị của giới thống trị với các lễ thức cầu kỳ, hoàng tráng. Điển hình các nghi lễ cung đình và các cơ quan phục vụ nghi lễ liên quan, được các nước khu vực Đông Á: Việt Nam, Nhận Bản và khu vực bán đảo Triều Tiên tiếp nhận một cách nhanh chóng và tích cực. Các nước này đều có mối liên hệ gần về địa lý, lịch sử và mối giao lưu văn hóa nghệ thuật lâu đời. Tuy nhiên, nhưng khi du nhập và bản địa hóa, cả ba nước: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những chọn lọc, sáng tạo và thay đổi so với loại hình âm nhạc cung đình mang tính nguyên bản từ Trung Quốc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-07