Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannameỉ) thâm canh ba giai đoạn tại tỉnh Bạc Liêu

  • Tâm Nguyên Lâm
  • Hải Toàn Dương
  • Mỹ Phương Lê
Từ khóa: Bioflocs, Litopenaeus vannameỉ, intensive farming, three phases., Bioflocs, Litopenaeus vannamei, thâm canh, ba giai đoạn

Tóm tắt

The study was conducted to evaluate the effectiveness of bioflocs application to three-phase intensive farming of white leg shrimp in Bac Lieu province. Shrimp (PL12, 3000PL/m2) were stocked in 100m2 pond for 24 days (Phase 1). The shrimp were then cultured in a 400m2 pond at a density of600 shrimp/m2 (Phase 2). After 25 days of culture, the shrimp were transferred into 2ponds (400m2/pond) at a density of270 shrimp/m2 until reaching harvest size in 50 days (Phase 3). The results showed that througout 03 Phases the biofloc farming system was effective andprovided high survival rates, with Phase 1, Phase 2, Phase 3 were 98%, 90%), 82%), respectively. After about 100 days, shrimp weight reached >20g/ shrimp (average of40-50 shrimp/kg), with growth rates in Phase 1, Phase 2, and Phase 3 being 0.03, 0.21, and 0.45 g/day, respectively. Productivity was 4,754 tons/800m2/crop. Environemtalparameters in shrimp ponds were in an appropriate rangefor the development of white shrimp. The density of Vibrio in water was low (maximum <2.3 *103 CFU/ml), in which yellow colonies was the majority. The size (R-floc and D-floc) and volume (V-floc) of flocs gradually increased towards the end ofthe white shrimpfarming period, and the values of these parameters were within the recommended range in shrimp farming using biofloc technology. R-floc, D-floc, V-floc respectively ranged from 0.21-0.4 mm, 0.26-0.8mm, and 3.0-11 ml/L during the rearing period in the three stages. Besides, the results from this study show that the feed efficiency in the system was consideraly high (with FCR 1.21), which was evaluated as a sustaniable system with high profits and eco-friendly to environment.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đảnh giả hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ bioflocs trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ba giai đoạn tại tỉnh Bạc Liêu. Tôm giong PL12 (3000 PL/m2) được ương trong ao lót bạt 100m2 trong 24 ngày (GDI). Tôm sau đó được sang thưa và nuôi với mật độ 600 con/m2 trong ao lót bạt 400m2 (GĐ2). Sau 25 ngày nuôi, tôm được chuyển vào 02 ao nuôi lót bạt (400m2/ao) mật độ 270 con/m2 đến khỉ đạt kích cỡ thu hoạch trong 50 ngày (GĐ3). Ket quả cho thấy ương/nuôỉ tôm thẻ qua 03 giai đoạn trong mô hình bioflocs hiệu quả và cho tỷ lệ song cao, GDI, GĐ2, và GĐ3 tỷ lệ song tôm lần lượt là 98%, 90%, >82%. Sau khoảng 100 ngày ương/nuôỉ khối lượng tôm đạt >20g/con (trung bình 40-50con/kg), với tốc độ tăng trưởng ở GDI, GĐ2, và GĐ3 lần lượt là 0,03, 0,21, và 0,45 g/ngày. Năng suất đạt được 4.754 tấn/800m2/vụ. Các yếu tố môi trường nước ở cả 03 GĐ đều trong giới hạn thuận lợi cho tôm thẻ phát triển. Mật so vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước thấp (tối đa <2,3*103 CFU/ml), trong đó khuẩn lạc vàng chiếm đa số. Kích thước (R-floc và D-floc) và thể tích (V-floc) hạt flocs tăng dần về cuối các giai đoạn ương nuôi tôm thẻ, và giá trị các thông số này đều trong khoảng khuyến cảo trong mô hình nuôi ứng dụng công nghệ bioflocs. Trong đó, R-floc, D-floc, V-floc lần lượt dao động từ 0,21-0,4 mm, 0,26-0,8mm, và 3,0-11 ml/L trong quả trình ương tôm ở cả 03 giai đoạn. Ngoài ra, kết quả từ đề tài này cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn trong mô hình khá cao (với FCR 1,21), được đánh giá là mô hình bền vững mang lại hiệu quả về kinh tế cao và thăn thiện với môi trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-10