Nghiên cứu đặc điểm thực vật và hoạt tính chống oxy hóa của cây cà đắng (Solanum incanum) tại Đắk Lắk

  • Trần Thị Minh Tâm
  • Lê Thị Thu Hồng
  • Nguyễn Thị Hồng
Từ khóa: Cây Cà đắng, Solanum incanum, đặc điểm thực vật, hoạt tính chống oxy hóa

Tóm tắt

Cây Cà đắng (Solanum incanum L. Solanaceae) được trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Đắk Lắk, được đồng bào Êđê dùng làm thực phẩm và làm thuốc, tuy nhiên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nhằm làm rõ hơn các đặc điểm về mặt thực vật và nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái, vi học và hoạt tính chống oxy hóa của loài Cà đắng thu hái tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đặc điểm thực vật: cây có gai, lông hình sao, hoa đều màu tím, mẫu 5, quả riêng lẻ thường có kích thước 2 - 4 cm. Vi phẫu rễ cấp 2, gỗ 2 chiếm tâm. Vi phẫn thân có cấu tạo cấp 2, trụ bì hóa mô cứng. Vi phẫu lá: gân giữa hệ thống dẫn liên tục hình vòng cung, phiến lá cấu tạo dị thể. Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) thực hiện theo phương pháp dập tắt gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) trên đĩa 96 giếng cho thấy quả xanh có hoạt tính tốt hơn các bộ phận dùng khác: lá, thân, quả chín. Cao quả xanh chiết cồn 50% có HTCO cao nhất với IC50 là 48,19 µg/ ml, yếu hơn 13,8 lần so với quercetin (IC50 = 3,36 µg/ml). Các kết quả này sẽ là cơ sở để bước đầu tiêu chuẩn hoá dược liệu và nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng sinh học.

Tác giả

Trần Thị Minh Tâm

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên
Tác giả liên hệ: Trần Thị Minh Tâm; ĐT: 0982042910; Email: ttmtam@ttn.edu.vn.

Lê Thị Thu Hồng

Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng

Nguyễn Thị Hồng

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-31