Tác động của chương trình 135 đến sinh kế người đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai

  • Nguyễn Thị Kim Tiên
  • Nguyễn Thị Hoàng Điệp
  • Trần Thị Trinh
Từ khóa: ĐBDTTS, chương trình 135, Gia Lai, Kông Chro, sinh kế

Tóm tắt

Chương trình mục tiêu quốc gia 135 giai đoạn IV (2016 - 2020) đã mang lại hiệu quả cải thiện sinh kế cho hộ DTTS tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai. Thông qua kết quả phỏng vấn 100 hộ DTTS nằm trong vùng hưởng thụ của chương trình, nghiên cứu đã thực hiện kiểm định so sánh khác biệt trung bình trước và sau khi có chương trình 135 giai đoạn IV về 5 nguồn vốn sinh kế: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn nhân lực và nguồn vốn xã hội. Kết quả kiểm định nghiên cứu cho thấy 5 nguồn vốn sinh kế này đều có sự thay đổi giữa trước và sau chương trình 135 giai đoạn IV. Thứ nhất, đối với nguồn vốn tự nhiên, diện tích đất canh tác tăng lên, khoảng cách từ nhà đến chợ ngắn hơn. Thứ hai, nguồn vốn con người, trình độ học vấn tăng lên và số người DTTS tham gia học nghề tăng lên. Thứ ba, nguồn vốn vật chất thì có các tài sản sản xuất, tài sản tiêu dùng và tài sản vật nuôi đều tăng lên về giá trị trung bình. Thứ tư, nguồn vốn xã hội thì số người tham gia tổ chức xã hội cũng tăng lên đáng kể. Cuối cùng, nguồn vốn tài chính thì chỉ ra rằng mức thu nhập trung bình của người DTTS sau khi có chương trình là 18,22 triệu đồng/năm cao hơn mức 11,3 triệu đồng/năm trước đây. Tuy nhiên, với mức thu nhập hiện tại là khá thấp thì hộ DTTS tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai vẫn cần sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước trong tương lai để cải thiện sinh kế tốt hơn nữa.

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Tiên

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Kim Tiên; ĐT: 0905096439; Email: kimtien@hcmuaf.edu.vn.

Nguyễn Thị Hoàng Điệp

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Trần Thị Trinh

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-31