Tổ chức không gian các làng gốm truyền thống khu vực miền Trung Việt Nam

  • THS.KTS NGUYỄN VĂN NGUYÊN

Tóm tắt

Nghề gốm là một nghề thủ công có ý nghĩa lịch sử, luôn thay đổi theo phát triển kỹ thuật và phương pháp sản xuất mới. Mỗi làng gốm đều chứa đựng những giá trị độc đáo, giá trị nghệ thuật được tạo ra từ tay nghề của thợ gốm, là một dạng biểu hiện của ý tưởng, nguyên vật liệu và phương pháp sản xuất. Sản phẩm gốm trở thành tác phẩm nghệ thuật mang tinh thần thời đại, phản ánh nền văn hóa truyền thống, xác định bản sắc và mang lại lợi ích tài chính cho người dân. Đối với các làng gốm truyền thống tại Việt Nam, bảo vệ tính xác thực của di sản văn hóa là quan trọng, quy hoạch hiện tại đã phá hủy cấu trúc và đặc trưng của chúng. Nghiên cứu tổ chức không gian làng gốm truyền thống cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, và giúp bảo tồn và phát triển bền vững các làng này”.

Từ khóa: Làng gốm truyền thống; tính xác thực; hình thái không gian; tổ chức không gian.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-20
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC