Đánh giá khả năng xử lý COD của nước rỉ rác bằng quá trình fenton kết hợp axit oxalic

  • Phạm Vũ Tân
  • Nguyễn Thị Khánh Tuyền

Tóm tắt

Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp là nước thải có độc tính cấp tính và độ bền cao. Nếu không xử lý độc tố có thể thấm vào nước ngầm hoặc hoà trộn với nước mặt làm ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt và gây ra các mùi hôi thối. Các quá trình oxi hoá nâng cao (AOPs) là một trong những phương pháp hiệu quả để xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và các tác nhân Fenton thể hiện khả năng xử lý nước rỉ rác rất cao. Nghiên cứu được thực hiện trên hai mô hình gián đoạn và liên tục, mô hình gián đoạn nhằm xác định các điều kiện tối ưu, vận hành mô hình liên tục với các điều kiện đã xác định nhằm đánh giá hiệu quả thc tế. Thí nghiệm gián đoạn cho hiệu suất cao nhất là 80% với pH ban đầu là 4, nồng độ H2O2 tối ưu là 180 mg/l, nồng độ Fe3+ là 20 mg/l, nồng độ H2C2O4 là 60 mg/l. Ở mô hình liên tục, hiệu suất xử lý COD cao đạt 86.3±1.3% và nồng độ COD đầu ra là 34±3.2 mg/l (<50 mg/l) đạt QCVN 25: 2009/BTNMT. Có thể kết luận rằng việc sử dụng các tác nhân quang Fenton và axit oxalic cho hiệu quả xử lý COD cao hơn với các công nghệ khác để xử lý nước rỉ rác khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-03-21
Chuyên mục
Bài viết