NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN GIẦU PROTEIN THỰC VẬT VÀ PROTEIN ĐỘNG VẬT ĐẾN MỨC ĐỘ BÀI XUẤT CALCIUM NIỆU Ở SINH VIÊN NỮ

  • Rư Nguyễn Văn
  • Linh Nguyễn Thuỳ
  • Giang Phùng Thị Linh
  • Mạnh Vũ Văn
  • Loan Nguyễn Thị
  • Huy Nguyễn Đỗ
Từ khóa: Protein thực vật, SAA (acid amin lưu huỳnh), calcium niệu, loãng xương.

Tóm tắt

Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần giàu protein thực vật và giàu
protein động vật đến mức độ bài xuất calcium ở sinh viên nữ"
với mục đích: Đánh giá mức độ bài xuất calcium niệu khi sử dụng khẩu phần protein động vật và protein thực vật. Đối tượng là sinh viên nữ trên 18 tuổi, sức khỏe bình thường, sống trong kí túc xá của trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương. Nghiên cứu thiết kế trao đổi chéo (cross-over). Cỡ mẫu 34, chia ngẫu nhiên thành 2, mỗi nhóm 17 sinh viên. Đo lượng calcium niệu 24h /ngày (mmol). Xử lý số liệu bằng SPSS 16.0. So sánh hai giá trị trung bình bằng test-T. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nếu p < 0,05. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ bài xuất calcium khi sử dụng khẩu phần protein thực vật sau 20 ngày thấp hơn so với trước khi nghiên cứu là 1,5 lần, vớip < 0,01. Mức độ bài xuất calcium ở nhóm ăn khẩu phần protein động vật, sau 20 ngày cao hơn từ 1,90 - 1,97 lần so với khi ăn khẩu phần protein thực vật (p < 0,01). Lượng calcium bài xuất qua nước tiểu ở 2 nhóm khi sử dụng khẩu phần protein động vật cao hơn 2 nhóm khi sử dụng khẩu phần protein thực vật sau 20 ngày là 1,74 - 2,15 lần với (p < 0,01).

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-13