TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN

  • Nguyễn Văn Phước1 , Hồ Quốc Bằng2,3(*), Vũ Hoàng Ngọc Khuê, Nguyễn Thoại Tâm2, Lê Quân, Rajnish Rakholia, Ricardo Simon Carbajo4

Abstract

Chất lượng không khí (CLKK) tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) bị ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc vào năm  2019, giá trị TSP tại các vị trí giao thông có 93,8% số liệu vượt QCVN 05:2013/BTNMT; còn tại các vị trí quan  trắc môi trường nền, quan trắc ảnh hưởng do dân cư và từ các hoạt động công nghiệp có nồng độ TSP trung  bình giờ thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT. Nồng độ trung bình của PM2.5 tại 7 vị trí dao động trong khoảng  20,7 - 44,8 μg/m3 , với 7,5% số liệu quan trắc vượt QCVN 05:2013/BTNMT (nồng độ PM2,5 trung bình 24 giờ:  50 μg/m3 ). Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tính toán tác động của ô nhiễm không khí (ÔNKK) đến  sức khỏe cộng đồng tại TP. HCM, từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu ÔNKK. Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết  mô hình BENMAP và GIS để tính toán tác động của ÔNKK tới sức khỏe người dân tại TP. HCM thông qua  một số loại bệnh gây tử vong. Kết quả cho thấy, tổng cộng có 1.397 ca tử vong trong năm 2017, trong đó số  người tử vong do bệnh tim-phổi là cao nhất (841 người chiếm 60,20%), đứng thứ hai là bệnh IHD (483 người  chiếm 34,57%) và cuối cùng là ung thư phổi (73 người chiếm 5,23%). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, PM2,5 có  ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe, là nguyên nhân tử vong của 1.137 người (81,32%), sau đó đến NO2  (171  người chiếm 12,31%) và cuối cùng là SO2  (88 người chiếm 6,37%). Nhìn chung, ÔNKK là nguyên nhân gây tử  vong khoảng 13,46% số ca tử vong tại TP HCM với số ca tử vong tập trung tại trung tâm TP. Nghiên cứu cũng  đã đề xuất 14 giải pháp giảm ÔNKK TP. HCM, trong đó đặc biệt có giải pháp giảm tác động ÔNKK đến sức  khỏe người dân thông qua hệ thống Healthy Air

Tác giả

Nguyễn Văn Phước1 , Hồ Quốc Bằng2,3(*), Vũ Hoàng Ngọc Khuê, Nguyễn Thoại Tâm2, Lê Quân, Rajnish Rakholia, Ricardo Simon Carbajo4

1-Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TP. HCM
2-Trung tâm nghiên cứu ÔNKK và Biến đổi khí hậu - Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP. HCM.
3-Ban Đào tạo – Đại học Quốc gia TP. HCM.
4-Ireland’s National Centre for Applied Artificial Intelligence (CeADAR) / University College Dublin, Ireland

điểm /   đánh giá
Published
2023-04-17