Phân tích các nhân tố tác động tới khả năng nghèo của hộ gia đình Việt Nam năm 2012 bằng Mô hình Multinomial Logit

  • Trần Thị Xuyến

Tóm tắt

Xóa đói giảm nghèo để đảm bảo an sinh xã hội là một trong những chủ trương chiến lược, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Tháng 9/2000, tại trụ sở Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc, Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ với sự tham gia của 189 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc trong đó có Việt Nam đã thống nhất coi vấn đề xóa bỏ tình trạng
nghèo cùng cực và thiếu đói là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ cần đạt được vào năm
2015. Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và triển khai nhanh chóng các chương trình, chính sách giảm nghèo toàn diện và đã đạt được các kết quả cao, hoàn thành đúng mục tiêu thiên niên kỷ, theo đó tỉ lệ nghèo tính theo đầu người Việt Nam đã giảm từ 58,1 % năm 1992 xuống còn 17,2 % vào năm 2012 và có khoảng 30 triệu người đã thoát nghèo (UNDP, 2014). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo từ các chương trình dự án giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ nghèo mới và tái nghèo vẫn còn cao; nhiều người thoát nghèo
nhưng mức sống rất gần với chuẩn nghèo, dễ rơi vào vòng xoáy nghèo đói.
Bài viết áp dụng Mô hình Multinomial Logit xác định và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ gia đình ở Việt Nam trong năm 2012, dựa vào số
liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 (VHLSS 2012), từ đó gợi ý chính
sách giảm nghèo bền vững cho các hộ dân cư ở Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-03-25
Chuyên mục
Bài viết