KẾT QUẢ BAN ĐẦU VỀ CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ U-TH VÀ THẾ ZETA TRONG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI KHU VỰC TÂY NGUYÊN.

  • NGUYỄN TRUNG MINH
  • DOÃN ĐÌNH HÙNG

Tóm tắt

Kết quả của đề tài “Nghiên cứu đánh giá xói mòn đất và ô nhiễm môi trường trên cơ sở ứng dụng phương pháp đồng vị dãy Urani-Thori (U-Th) trong các lưu vực sông chính Tây Nguyên” thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, mã số TN3/T11 sẽ là bộ cơ sở dữ liệu khoa học đầu tiên về dãy đồng vị phóng xạ U-Th phục vụ công tác nghiên cứu xói mòn và bảo vệ môi trường khu vực Tây Nguyên, đồng thời góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển, ứng dụng bức xạ theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10.6.2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020”.

Các kết quả phân tích mẫu nước lưu vực sông Đồng Nai khu vực Tây Nguyên cho thấy nồng độ 232Th dao động từ 0 đến 0,08344 ppb, nồng độ 238U dao động từ 0,0006 đến 0,0911 ppb. Tỷ lệ đồng vị 235U/238U từ 0,022 đến 0,39, tỷ lệ đồng vị 232Th/238U từ 0,574 đến 4,658, tỷ lệ đồng vị 232Th/235U từ 4,257 đến 49,447. Các kết quả đo Radon trong mẫu nước dao động từ 77,3 đến 660 Bq/m3. Các kết quả đo tổng xạ bề mặt dao động từ 0 đến 0,021 µR/h. Các kết quả này cho thấy, tuy không có dị thường nào về các đồng vị phóng xạ đã nghiên cứu tại lưu vực sông Đồng Nai khu vực Tây Nguyên, song nồng độ phóng xạ U, Th phân bố có quy luật theo lưu vực sông, đồng thời thế zeta của mẫu nước thể hiện rõ tương quan với xói mòn đất lưu vực.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-02-17
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI